Cụ thể, theo kết quả điều tra này so với năm 2010 tỉ lệ hút thuốc có xu hướng giảm: Tỉ lệ hút thuốc chung là 23,8% năm 2010. Trong đó, tỷ lệ nam giới hút thuốc là giảm từ 47,4% xuống còn 45,3%; tỉ lệ nữ giới hút thuốc giảm từ 1,4% xuống còn 1,1%. Tỉ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới ở khu vực thành thị giảm đáng kể, từ 45,2% năm 2010 xuống 38,7% năm 2015. Đồng thời, tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động năm 2015 giảm đáng kể so với năm 2010 ở hầu hết các địa điểm.
Đối với tỉ lệ người cai thuốc lá mặc dù không thay đổi, tỷ lệ người cai thuốc trong số những người đã từng hút thuốc là 29,3% năm 2010 và 29,0% năm 2015 nhưng nhận thức của người trưởng thành về tác hại đến sức khỏe của hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động tăng. Khảo sát cho thấy, tỉ lệ người tin rằng hút thuốc gây các bệnh đột quỵ; đau tim và ung thư phổi tăng từ 55,5% năm 2010 đến 61,2% năm 2015; tỉ lệ người tin rằng phơi nhiễm với khói thuốc thụ động gây các bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc tăng từ 87,0% năm 2010 lên 90,3% năm 2015; tỉ lệ người ở nhóm tuổi từ 15-24 nhìn thấy quảng cáo và khuyến mại thuốc lá giảm từ 25,3% năm 2010 xuống 19,8% năm 2015.
Kết quả này có được nhờ nhiều biện pháp tăng thuế, đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn và không thể không nhắc đến vai trò tư vấn của nhân viên y tế. Từ năm 2010 đến năm 2015 tỉ lệ người hút thuốc lá được nhân viên y tế tư vấn bỏ thuốc tăng từ 29,7% lên 40,5%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, sau một năm thành lập Tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí qua đường dây điện thoại 1800.6606 đã tiếp nhận khoảng 12.000 cuộc gọi.
Các tư vấn viên đã hỗ trợ, tạo niềm tin và hình thành quyết tâm cai nghiện cho những người có ý định bỏ thuốc lá và giúp người đang bỏ thuốc vượt qua rào cản gây tái nghiện. Sau khi gọi điện đến tư vấn cai thuốc lá, những người từng xin tư vấn đã liên lạc lại thông báo kết quả và cho thấy, tỉ lệ người đã bỏ thuốc lá trong số các đối tượng này chiếm 30,7%; các đối tượng sau tư vấn cố gắng tự bỏ thuốc mà không sử dụng bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào khác. Đây là một kết quả lý tưởng khi so sánh với số liệu báo cáo của nhiều nước trên thế giới. Tư vấn hỗ trợ trong cai nghiện thuốc lá đã được chứng minh là phương pháp giúp người đang sử dụng thuốc lá tiến hành cai thuốc lá an toàn và đạt hiệu quả, Giáo sư-Tiến sỹ Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hơn 40.000 người tử vong tại Việt Nam hàng năm, tương đương với khoảng 100 người tử vong/ngày. Kết quả các điều tra cho thấy khoảng 70% người hút thuốc có nhu cầu cai thuốc.
- Luôn luôn ý thức rằng, hút thuốc lá còn còn gây tác hại đến những người bị hút thuốc thụ động xung quanh. Theo nghiên cứu, khói thuốc đã gây tử vong cho hàng ngàn người hút thuốc thụ động bằng các căn bệnh ung thư phổi và bệnh tim mạch.
- Người nghiện thuốc còn là gánh nặng về tài chính của gia đình - một người hút thuốc trung bình hàng năm tiêu tốn khoảng 5 triệu cho việc hút thuốc. Từ thực tế này, hãy cai nghiện thuốc lá để không làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
- Thường xuyên nghiên cứu sách báo và cập nhật thông tin về các phương pháp cai nghiện mới nhất, từ đó tìm ra cách cai nghiện thuốc hiệu quả cho bản thân.
- Nên nhớ rằng, nếu cai nghiện thuốc lá thành công sẽ có rất nhiều lợi ích mang lại: sức khỏe của bản thân và những người xung quanh tốt hơn; đảm bảo thẩm mỹ cho bản thân như răng sẽ không ố vàng, người thơm tho hơn; có nhiều tiền hơn để sử dụng vào việc khác…
Ngoài ra, để giúp người thân cai nghiện thuốc lá thành công bạn nên thường xuyên theo dõi và hỗ trợ người nghiện bằng cách: ngăn cản họ khi họ có ý định quay lại với thuốc lá, khuyên bảo và khích lệ để giúp người cai thuốc lá mạnh mẽ vượt qua cơn thèm thuốc.
Dưới đây là 14 lời khuyên giúp bạn bỏ thuốc lá:
1- Chọn một ngày là ngày có ý nghĩa đặc biệt với bạn như ngày sinh của bạn, vợ hoặc con hay ngày cưới... để bắt đầu cho chương trình bỏ thuốc của mình, không nên tính trước ngày thành công. 2- Có thể thuyết phục các bạn của mình cùng nhau bỏ thuốc. 3- Thông báo với bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình về ý định bỏ thuốc của mình để nhận được sự thông cảm, cổ vũ của họ. 4 - Thử thay việc hút thuốc bằng các công việc khác như tập luyện thể dục thể thao, tạo niềm say mê mới, nhai kẹo cao su, không nên ăn các thức ăn có hàm lượng calo cao như thịt mỡ, bơ... để tránh tăng cân 5- Nên tránh đến những nơi có nhiều người hút thuốc như quán rượu, bia, tụ tập đánh bài, quán karaoke, sàn nhảy... 6- Đừng vội đốt thuốc khi thấy có cảm giác thèm thuốc, cố gắng chịu đựng trong khoảng 5-10 phút bằng cách thực hiện một công việc gì đó. 7- Làm cho việc hút thuốc không thuận lợi như mỗi lần chỉ mua một vài điếu thuốc, không mang thuốc theo người. 8 - Vứt bỏ tất cả gạt tàn thuốc ở nhà, trên xe ôtô, ở nơi làm việc. 9 - Có thể dùng một số loại thuốc hỗ trợ cai thuốc lá được bán ở các hiệu thuốc. 10- Thay thế thói quen hút thuốc lá bằng việc ăn vặt (kem, bánh kẹo ngọt...) giữa các bữa ăn. 11. Hút thuốc lá ở nơi có mùi hôi, thuốc lá sẽ trở nên ít hấp dẫn hơn nếu xung quang có mùi hôi, khó chịu. 12. Tập thể dục sẽ giúp giảm việc nạp nicotine vào cơ thể, đồng thời sẽ giúp tiết serotonin và dopamine tốt cho não bộ. 13. Thường xuyên ăn trái cây và rau có thể giúp người hút thuốc lá dần bỏ được thuốc lá. 14. Dùng loại thuốc chứa nicotin với hàm lượng thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay thuốc hít… Loại thuốc này sẽ dần làm giảm cảm giác thèm thuốc của người nghiện thuốc lá. |
TT